HẠT ĐIỀU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?

HẠT ĐIỀU có nguồn gốc ở khu vực đông bắc Brazil. Vào thế kỷ thứ 16, những người Bồ Đào Nha đã đưa cây điều vào Ấn Độ và các quốc gia thuộc địa của Bồ Đào Nha ở khu vực châu Phi như Mozambique. Từ Ấn Độ, cây điều đã nhanh chóng lan ra khắp Đông Nam Á.

Điều kiện thuận lợi để phát triển của điều là các khu vực có điều kiện khí hậu nhiệt đới ở độ cao từ ngang mực nước biển đến 1.000 m với lượng mưa hàng năm từ 400 đến 4.000 mm. Ấn Độ, Việt Nam, Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire), Guinea-Bissau, Tanzania, Benin, Braxin và các nước khác ở Đông và Tây Trung Phi và Đông Nam Á là những địa phân bố chủ yếu của loại cây này. Ngoài ra, cây điều cũng được trồng ở Nam Phi và Oxtraylia.

hat-dieu1

Điều, hay còn gọi là “Đào lộn hột có tên khoa học là Anacardium occidentale L. Chúng thuộc họ quả hạch gồm có 60 chi và 400 loài, trong đó có xoài và hạt dẻ cười. Cây điều là cây thường xanh, sinh trưởng nhanh và có thể nhanh chóng đạt chiều cao tới 20 m, nhưng chiều cao thông thường là từ 8-12 m. Đặc biệt, điều là loài sinh vật andromonoeic với hoa đực và hoa lưỡng tính phát triển trên cùng một cây và tại cùng một cuống.

Hạt Điều Và Cái Tên Về Hình Dạng Đặc Trưng

Tại Philippines, cây điều thường xuất hiện trong tâm trí của mọi người khi họ được đặt ra câu đố “Isang prinsesa nakaupo sa tasa”. Nó có nghĩa là “Một nàng công chúa ngồi trên cái cốc”. Đáp án của cái tên này chính là hình dạng đặc biệt của quả điều mà ta thường thấy:

+ Quả giả: Chính là phần chín mọng ăn được. Quả giả dài 10-12 cm, đường kính 4-8 cm. Phần này chính là cuống hoa phát triển mà thành. Có nhiều màu sắc: Đỏ, tím, vàng,…

+ Quả thật (bên trong có nhân điều): Chính là phần hạt điều còn nguyên vỏ, hạt thật chính là phần nhân ăn được bên trong, có dầu béo ăn được. Thuộc loại quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2-3 cm, nặng 5-9g, vỏ ngoài cứng, màu xám, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào có màu đỏ, vàng hay trắng. Người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do đó mà điều có tên gọi khác là đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả).

dieu2

Nguồn Dinh Dưỡng Dồi Dào Từ Hạt Điều

Là một trong những loại hạt được tiêu dùng phổ biến trên thế giới, nhân điều chứa nhiều vi chất và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như phốt pho, đồng và magie thường không tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Nhân điều cùng hạt dẻ cười có hàm lượng chất béo thấp nhất trong số các loại hạt cây. Khoảng 80% chất béo trong hạt điều là chất béo không bão hòa, giúp duy trì hàm lượng cholesterol có lợi. Nhân điều cũng rất giàu các hoạt chất như tocopherols và phytosterols (hỗ trợ tăng cường khả năng ô-xi hóa và trao đổi chất trong tế bào).

Bên ngoài nhân điều là lớp vỏ lụa và lớp vỏ ngoài rất cứng, giữa lớp vỏ cứng có chứa dầu phenolic không ăn được, còn được gọi là dầu vỏ hạt điều (CNSL). Dầu vỏ hạt điều được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp do có khả năng polymer hoá và giảm ma sát. Hạt điều thô nguyên vỏ nằm treo dưới quả giả có thể ăn được gọi là “quả điều” (Cashew Apple). Quả điều có hàm lượng Vitamin C rất cao. Quả tươi có thể ăn sống, trộn với rau (salad) hoặc chế biến thành nước ép trái cây. Nước ép này có thể được chưng cất để sản xuất đồ uống có cồn.

DGFoods info
Gọi trực tiếp
Fanpage
Zalo chat